30/09/2021 16:29

Cách xây dựng MVP: Kế hoạch, công nghệ, chi phí

Cách xây dựng MVP: Kế hoạch, công nghệ, chi phí

Quyết định khởi sự với MVP là một bước đệm để dẫn tới thành công. Nhưng không phải tất cả các MVP đều được tạo ra như nhau. Một MVP được xây dựng dựa trên sự tính toán kỹ lưỡng sẽ giúp tạo ra nhiều dữ liệu hữu dụng và giải quyết đúng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Có một số bước chính trong việc phát triển MVP. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi như: nên bắt tay từ đâu, những tính năng gì cần phát triển, chi ngân sách bao nhiêu là đủ,...

Bước 1: Xác định vấn đề

Bắt đầu từ việc xác định vấn đề mà bạn sẽ giải quyết, đó thường là những vấn đề thực tế đang tồn tại trong đời sống hàng ngày xung quanh ta. Việc xác định chính xác vấn đề sẽ là kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình phát triển của startup của bạn về sau. Nó cũng giúp bạn giữ được sự tập trung, tránh bị xao nhãng hoặc bị thu hút bởi những tính năng mỹ miều nhưng không mang lại giá trị cho người dùng.

Lưu ý nếu bạn tập trung tư duy theo hướng phát triển giải pháp (solution-driven development) sẽ chỉ giả định được một đáp án khả thi, trong khi nếu bạn tư duy theo hướng phát triển vấn đề (problem-driven development) sẽ cho ra nhiều giải pháp hơn.

Bằng cách thử đặt mình vào vị trí của khách hàng, bạn hãy tự hỏi bản thân: “Tại sao tôi cần sản phẩm này? Và làm thế nào nó có thể giúp tôi?” Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu được mục tiêu chính của sản phẩm và tìm ra giải pháp tốt nhất cho nhu cầu thực sự của khách hàng trong tương lai.

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu

Một sai lầm phổ biến mà các founder tham vọng thường mắc phải là họ tin rằng sản phẩm của họ giải quyết được vấn đề của nhiều đối tượng. 

Thực tiễn đã chứng minh: Bạn nên tập trung vào một đối tượng mục tiêu cụ thể. Hãy vẽ chân dung người dùng - một người mà chắc chắn sẽ trở thành khách hàng của bạn, sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, vì sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giải quyết đúng “nỗi đau" (vấn đề) của họ.

Cố gắng mô tả càng chi tiết càng tốt: giới tính, độ tuổi, địa vị xã hội, mức thu nhập, nhu cầu, thói quen và cả những thiết bị mà họ thích sử dụng. Xác định những vấn đề chung mà họ gặp phải và muốn giải quyết.

Để làm được điều này, tốt nhất là bạn phải khảo sát một nhóm người dùng, phỏng vấn từng người một. Bạn đừng vội! Bạn nên dành thêm vài giờ hoặc vài ngày để xác định đúng đối tượng mục tiêu, hơn là dành toàn bộ ngân sách quảng cáo và nhận được tỷ lệ chuyển đổi ít ỏi.

Ví dụ: Chúng ta hãy nhìn lại về khởi điểm của Uber. Ban đầu đó chỉ là một ứng dụng tìm “xe ô tô màu đen cao cấp” (premium black cars) ở một vài khu vực đô thị. Mặc dù ý nghĩa thông thường của từ "premium" là đắt, nhưng Uber không hề đắt chút nào. Dịch vụ của Uber nhắm vào một phân khúc khách hàng chưa được phục vụ, ví dụ: những người không đủ khả năng đặt một chiếc ô tô màu đen cao cấp từ dịch vụ taxi truyền thống vì nó quá đắt.

Theo cách tương tự, bạn có thể tìm ra vấn đề của riêng mình trong một phân khúc thị trường cụ thể và đưa ra giải pháp.

Bước 3: Nghiên cứu các đối thủ chính

Bạn thật sự rất may mắn nếu ý tưởng của bạn là duy nhất trên thị trường. Trong trường hợp này, chúng tôi đề xuất bạn đọc quyển sách “Đại dương xanh".

Nếu bạn phải đương đầu với một số đối thủ, hãy phân tích ba đối thủ hàng đầu: nghiên cứu quá trình phát triển sản phẩm của họ, tham khảo các sản phẩm mà họ đang bán, xem đề xuất giá trị (value proposition) của họ là gì, và đánh giá xem liệu bạn có thể cung cấp những sản phẩm tốt hơn họ không.

Tiếp tục tìm hiểu về vị thế của các đối thủ này trên thị trường. Thu thập được càng nhiều thông tin về họ càng tốt.

Một số gợi ý như sau:

  • Tìm hiểu về chiến lược, thị phần, doanh thu, lợi nhuận. Bằng cách này, bạn sẽ hiểu họ thành công như thế nào và bạn có thể làm gì để đánh bại đối thủ cạnh tranh (và quan trọng nhất là bạn sẽ phải chi bao nhiêu nguồn lực).
  • Xem trang web chính thức, các bản thuyết trình, báo cáo hàng năm, chiến dịch quảng cáo, v.v… của họ. Các thông tin này có thể gợi ý cho bạn những ý tưởng mới cho việc phát triển sản phẩm của bạn.
  • Tìm hiểu các kênh khác nói gì về đối thủ cạnh tranh của bạn, như: các trang tin tức, video, đánh giá, phỏng vấn, xếp hạng, v.v... Các thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành đã chọn và tìm hiểu thêm về tình hình trên thị trường.
  ➥ Liên hệ Tech Apollo để nhận tư vấn kỹ thuật và báo giá xây dựng MVP cho startup của bạn tại đây.

Bước 4: Xác định các tính năng cốt lõi

Lập danh sách các tính năng “tối thiểu và khả dụng” mà bạn cần xây dựng để ra mắt sản phẩm.

Bạn đang tự tạo ra một cái bẫy cho chính mình. Bạn bắt đầu điên cuồng liệt kê ra vô số tính năng, hoang mang không biết nên bỏ cái nào. Bạn không muốn phiên bản đầu tiên quá đơn giản, mọi người sẽ cười bạn. Bạn lo sợ bản MVP quá tệ sẽ phá tan danh tiếng của mình.

Hãy xem lại các ví dụ về MVP của các startup thành công trong bài trước, giao diện ban đầu của các startup này nhìn “chán chẳng muốn dùng" đấy nhỉ!

Bởi vì điều đáng sợ nhất của một startup là xây dựng thứ không ai cần, và MVP giúp bạn khắc phục tử huyệt đó, bạn cần phải ra quyết định thôi!

💡 Tips: 
Michael Seibel (CEO & Partner của YC) chia sẻ: Hãy đặt ra giới hạn thời gian. Tự hỏi xem nếu chỉ có 3 tuần để xây MVP, bạn nên làm gì? Những tính năng nào trong danh sách đó có thể hoàn thành trong 3 tuần? Vậy thì hãy loại bỏ ngay những tính năng còn lại.

Hãy tham khảo một số công việc cần làm khác như sau:

  Business analysis

  • Làm khảo sát thị trường, thu hẹp đối tượng khách hàng mục tiêu, xác định thị trường tiền tiêu.
  • Định giá bán sản phẩm.
  • Xây dựng kế hoạch kinh doanh, bản kế hoạch tài chính.
  • Làm pitch deck kêu gọi đầu tư.
  • Xác định một số KPI cần đạt được cho MVP.

  Roadmap xây dựng sản phẩm

  • Hình dung ra sản phẩm hoàn thiện sẽ trông như thế nào? Bao gồm tất cả các tính năng nào? Mất bao lâu?
  • Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các tính năng cần phát triển, xếp chúng vào các giai đoạn phát triển tương ứng các milestone về kinh doanh cần đạt được.

  Thiết kế kiến trúc MVP

  • Các yêu cầu về bảo mật thông tin
  • Các yêu cầu về performance
  • Thiết kế kiến trúc kỹ thuật có thể mở rộng về sau, tránh việc phải đập đi xây lại khi  dự án vào giai đoạn scale.

  Tích hợp third party

  • Xem xét các bên thứ ba có thể cung cấp giải pháp cho một số tính năng mà bạn cần, thay vì tự xây dựng tất cả.

  Chọn technology stack

  • Chọn các nhóm phần mềm, ngôn ngữ lập trình phù hợp.

Bước 5: Xây dựng MVP

Ở giai đoạn này, mục tiêu duy nhất của bạn là làm sao phát hành được app trong khoảng thời gian ngắn nhất để kiểm chứng những giả định của bạn với ít rủi ro nhất. Hãy loại bỏ hết những công việc khiến bạn xao nhãng khác.

Bắt đầu từ việc lên kế hoạch xây dựng MVP

Các vấn đề cần quan tâm:

  • Xác định ngân sách cho MVP
  • Xác định phạm vi dự án (project scope) cho MVP
  • Xác định giao phẩm dự án (project deliverables - là một thuật ngữ trong quản lí dự án thường được sử dụng để mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ có thể định lượng phải được cung cấp khi hoàn thành dự án).
  • Xác định các mốc thời gian phát triển MVP.
  • Xác định phương pháp quản lý dự án (phổ biến là mô hình Scrum).
  • Xác định các rủi ro có thể gặp phải khi phát triển MVP.

Tập trung vào việc phát triển MVP

    1. Phát triển MVP không-cần-lập-trình

Để tốn chi phí cực ít và có thể trình diễn MVP đến người dùng chỉ trong vòng vài ngày, MVP của bạn ở bước này có thể đơn giản chỉ là:

  • 1 MVP ở dạng landing page: Trên trang web của mình, bạn sẽ giới thiệu đến nhóm khách hàng mục tiêu ý tưởng mới, mô tả cho họ cách thức phần mềm này hoạt động, thông qua 1 đoạn video (như cách mà Dropbox đã làm, xem Bài trước), hay chỉ là những đoạn văn (dạng text). Bạn sẽ đánh giá phản hồi từ nhóm khách hàng mục tiêu này bằng các form đăng ký dùng sản phẩm, hay khảo sát các tính năng nào họ yêu thích hơn để phát triển trước.
  • 1 Flintstone MVP, hay còn gọi là Manual-first MVP: Quảng cáo một phần mềm mới xử lý các quy trình tự động, nhưng thực chất bạn vẫn vận hành thủ công đằng sau đó, và âm thầm phát triển sản phẩm để nó thực sự sẽ “automation" dần dà về sau. Xem ví dụ của Zappos trong Các ví dụ về MVP từ các startup thành công.

    2. Phát triển MVP cần-lập-trình

          2.1. Thiết kế UX cho MVP

Thiết kế các luồng đi của sản phẩm, các màn hình sẽ được liên kết với nhau thế nào, đảm bảo trải nghiệm người dùng xuyên suốt.

Thời gian: 3-5 ngày.

Giao phẩm: UX tương thích với chân dung người dùng và hành trình trải nghiệm của người dùng. MVP dễ hiểu, dễ dùng, và thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi.

          2.2. Thiết kế UI cho MVP

Dựa trên sườn UX, thiết kế giao diện bao gồm việc phối màu, font, size chữ, các tab, menu, button, v.v… Không cần đặt nặng bản thiết kế phải rất hoàn hảo, rất xuất sắc, nó chỉ khiến bạn phung phí thêm tiền bạc và thời gian cho “ngoại hình", trong khi điều thu hút khách hàng nằm ở các tính năng cốt lõi của sản phẩm.  

Thời gian: 3-5 ngày.

Giao phẩm: MVP thân thiện, dễ nhìn.

          2.3. Lập trình MVP
  • Lập trình Backend: Viết các API, cấu hình server,... Nôm na là những phần nằm đằng sau mà một người dùng thông thường không nhìn thấy được.
  • Lập trình Frontend: Chuyển hoá các hình ảnh từ bản thiết kế UI thành bản MVP mà người dùng sẽ dùng và tương tác trên đó, đồng thời đảm bảo giao thức với phía server.
  • Testing: Đội ngũ kiểm thử sẽ kiểm tra sản phẩm song song với đội ngũ lập trình.

Thời gian: 3 tuần - 3 tháng.

Giao phẩm: Một bản MVP và các tài liệu hỗ trợ đi kèm.

💡 Tips:
Nếu thời gian phát triển MVP là 3 tháng, thì không nhất thiết 3 tháng sau bạn mới được nhìn thấy “mặt mũi" của MVP. Hãy yêu cầu đội ngũ phát triển sản phẩm chia các giai đoạn phát triển MVP ra thành các mốc thời gian bàn giao cụ thể, và bạn hoàn toàn có thể theo dõi tiến độ công việc bằng việc trải nghiệm MVP trên môi trường staging (môi trường nội bộ, người dùng sẽ không được phép truy cập). 

Bước 6: Kiểm chứng MVP

MVP đã hoàn thành và khi này, sản phẩm sẽ được đưa lên môi trường production để những người dùng thực tế có thể truy cập.

Sản phẩm có được người dùng đón nhận không? Họ thích tính năng nào? Họ không biết sử dụng tính năng nào? Họ sử dụng sản phẩm như thế nào? Có ai trả tiền để mua sản phẩm chưa?...

Vô số câu trả lời bạn sẽ khám phá ra ngay sau khi ra mắt bản MVP.

Nhưng cũng có thể, bạn không khám phá ra được gì cả. Bởi vì không có ai tải xuống bản MVP của bạn, không ai dùng nó cả.

Bước 7: Học hỏi và cải tiến MVP

Giờ thì bạn đã biết phải làm gì tiếp theo.

Nếu sản phẩm của bạn đã đi đúng hướng, bạn sẽ tiếp tục nâng cấp (improve) nó. Như là: thêm tính năng, làm cho UI đẹp hơn, nâng cấp server, cải thiện performance,...

Nếu MVP thất bại, hãy thẳng thắn phỏng vấn người dùng (tốt nhất là những người xa lạ) tìm hiểu lý do để cải tiến sản phẩm. Có thể là phải thay đổi một số tính năng, điều chỉnh giá bán, xem xét lại chân dung người dùng có đúng chưa, hay thậm chí là pivot (ví dụ như đổi mô hình kinh doanh từ B2C sang B2B).

Điều an ủi là bạn chỉ đang “fail small”, bởi vì đó là MVP. Phiên bản đầu tiên này chưa khiến bạn kiệt quệ. Bạn vẫn còn nhiều nguồn lực.

Cảm ơn MVP!

TÍNH TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG MVP

(Đang cập nhật.)

  ➥ Liên hệ Tech Apollo để nhận tư vấn kỹ thuật và báo giá xây dựng MVP cho startup của bạn tại đây.

 

By TechApollo